Oda đưa ra lý do giải thích cho tính cách ‘ngáo ngơ’ của Luffy

Là câu hỏi khiến các fan thắc mắc rất nhiều năm nhưng mãi đến hiện tại thì tác giả Oda mới đưa ra lý giải cho tính cách bất cần đời của Luffy.

Tác giả Oda đã xây dựng tính cách Luffy đúng chuẩn là một nhân vật chính của manga shounen. Nguồn: Funny Wallpapers

Monkey D Luffy là nhân vật chính của manga One Piece đồng thời cũng là trung tâm của câu chuyện khi cả tác phẩm là hành trình cậu cùng đồng đội băng qua Đại Hải Trình để tìm kiếm kho báu One Piece trong truyền thuyết. Bản thân nhân vật Luffy được tác giả Oda xây dựng là một con người kiên định với ước mơ, ham ăn, vô tư,… và có phần ngáo ngơ. Để mà xét thì đảm bảo trong One Piece sở hữu rất nhiều nhân vật mang tính cách thú vị và câu chuyện có chiều sâu hơn nhiều so với nhân vật chính, vậy tại sao tác giả Oda lại lựa chọn xây dựng hình tượng Luffy theo chiều hướng như vậy?

Theo đó khi đối diện với câu hỏi của Netflix về nhân vật Luffy: “Tại sao Luffy vẫn luôn giữ được tinh thần lạc quan vui vẻ dù bản thân cậu ấy phải đối diện với nhiều thử thách khó khăn đến như vậy?”

Thì tác giả Oda đã đáp rằng: “Bởi vì nhân vật Luffy đúng chuẩn là nhân vật chính của một manga shounen (truyện tranh thiếu niên) và một trong những tiêu chí khi sáng tác One Piece của tôi là cố gắng hết sức để câu chuyện không trở nên quá đen tối. Với một nhân vật sở hữu tính cách như Luffy sẽ giúp tôi vẽ ra được các viễn cảnh tươi sáng trong những tình huống khó khăn nhất.”

Có lẽ cũng nhờ tính cách vô tư mà Luffy phù hợp với trái Nika mang tinh thần của “tự do”. Nguồn: Alphacoders

Thật ra không chỉ Luffy mà đại đa số các nhân vật chính của manga shounen đều có tính cách tương tự, điển hình như Natsu của manga Fairy Tail, Naruto của manga Naruto hay Saitama của manga One Punch Man. Việc xây dựng tính cách nhân vật chính đơn giản sẽ dễ dàng cho các tác giả thúc đẩy mạch chuyện cũng như biến các quyết định trọng đại từ những nhân vật đó trở nên hợp lý hơn. Thay vì mỗi lần quyết định hành động tiếp theo phải suy tính kỹ càng và xem xét các trường hợp thì cứ thế Luffy quyết định một cách nhanh chóng luôn để đỡ mất thời gian, miễn sao là nó hợp lý và khán giả hài lòng là được.

Ngoài ra một tác phẩm được xem là có “chiều sâu cốt truyện” thì không nhất thiết phải là câu chuyện của nhân vật chính, phần lớn manga shounen đều lựa chọn khai thác quá khứ của các nhân vật phụ và từ đó khiến cho tổng thể bộ truyện trở nên đa dạng và thú vị. Ví dụ có thể kể đến là các nhân vật Itachi, Obito,… trong Naruto hay các đồng đội của Luffy như Sanji, Nami,… tất cả đều có quá khứ bi thương và đều biến nó trở thành động lực để đi tiếp.

>>> Xem Thêm: Tranh cãi xoay quanh AI vẫn chưa có hồi kết thì người Trung đã đưa ‘diễn viên ảo’ vào trong phim truyền hình

>>> Hóng các tin tức mới nhất về phim/truyện tại đây

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LMHT: Rò rỉ hình ảnh tướng Darkin mới, một chú chó giống như Pochita?

Resident Evil 4: Separate Ways không khác gì một tựa game hoàn chỉnh

Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên Đảng bộ Khối các cơ quan TƯ hết lòng phục vụ nhân dân